Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì 'đòn liên hoàn', Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới

Minh Em
Những bài học mà Trung Quốc đã ngộ ra được từ cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay phần nào phản ánh sự thay đổi sâu sắc đã xảy ra trong cách tiếp cận về "cạnh tranh kinh tế quốc tế" của chính nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì 'đòn liên hoàn', Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì 'đòn liên hoàn', Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới. (Nguồn: China-briefing)

Giới quan sát bình luận rằng, Bắc Kinh đã học được những bài học mới về cạnh tranh kinh tế quốc tế, kể từ tháng 2/2022, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Sức mạnh của quan hệ

Có lẽ bài học đầu tiên về "chiến tranh kinh tế" rút ra từ cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay là tầm quan trọng "sống còn" của liên minh, khi Vương quốc Anh, Mỹ và EU đua nhau công bố lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đúng là Washington có ảnh hưởng to lớn khi tận dụng lợi thế công nghệ, thị trường tài chính và đồng USD, nhưng các đòn trừng phạt nhằm vào Nga sẽ chỉ có một phần tác dụng nếu Mỹ đi một mình và không có những nỗ lực chung của các đồng minh Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và EU.

Còn Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng đối với các đối tác thương mại riêng lẻ của mình, nhưng họ chưa có đủ một liên minh tương ứng, để phối hợp hành động.

Thực tế, những hạn chế của vũ khí kinh tế tấn công của Trung Quốc đã được nhìn thấy trong những năm gần đây. Khi Bắc Kinh nhắm vào Australia hay Litva bằng các biện pháp khắc nghiệt, nhưng cả hai nước đều đứng vững nhờ sự hỗ trợ kinh tế và chính trị từ một số bạn bè và đối tác.

Còn Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương trước các biện pháp trừng phạt rộng rãi, có phối hợp từ các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Ngưỡng cho một cuộc tấn công kinh tế như vậy chắc chắn sẽ khá cao, nhưng thực tế là Bắc Kinh không thể biết chính xác mức độ "khắc nghiệt" sẽ cao như thế nào.

Đối với Bắc Kinh, bài học không hẳn chỉ về kinh tế mà là về các mối quan hệ. Khi mở cửa lại nền kinh tế sau 3 năm đóng cửa, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng lại các mối quan hệ, tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài từ châu Á và châu Âu, thực hiện các thỏa thuận kinh doanh và làm phức tạp bất kỳ nỗ lực giả định nào của Mỹ nhằm thành lập một liên minh chống Trung Quốc.

Tin liên quan
Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại

Đối với Washington, bài học rút ra là như nhau - trong bất kỳ cuộc đối đầu tiềm năng nào với Trung Quốc, vũ khí có giá trị nhất trong kho vũ khí kinh tế của Mỹ sẽ là sức mạnh của các liên minh quốc tế.

"Chiến tranh kinh tế" tổng lực và toàn diện

Nếu cuộc khủng hoảng Ukraine 2014-2015, phương Tây đã xây dựng các biện pháp trừng phạt thận trọng trong nhiều tháng để buộc Nga phải trả giá, thay đổi hành vi của mình và tạo đà cho các cuộc đàm phán.

Nhưng năm 2022, phạm vi của phản ứng trừng phạt đã chuyển sang một "cuộc chiến kinh tế toàn diện" ngay lập tức. Trong vòng vài ngày, các chính phủ đồng minh đã tuyên bố đóng băng tài sản đối với tất cả các khoản dự trữ ngoại hối của Nga trên khắp Australia, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Mỹ và EU; trừng phạt các tổ chức tài chính lớn nhất của Nga; và cắt quyền truy cập vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT - nền tảng kết nối giao dịch an toàn các ngân hàng trên toàn thế giới.

Không có nền kinh tế nào gần với quy mô của Nga phải chịu các biện pháp như thế này kể từ Thế chiến thứ II. Khi bắt đầu chiến dịch quân sự năm 2022, Nga là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới tính theo GDP. Sản lượng dầu hàng ngày của nước này đạt gần 11 triệu thùng/ngày, lớn hơn gần 3 lần so với sản lượng dầu của Cộng hòa hồi giáo Iran vào thời kỳ đỉnh cao năm 2005. Nga là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp hàng đầu các hàng hóa và nguyên liệu đầu vào quan trọng trên toàn cầu, từ phân bón và ngũ cốc đến titan.

Từ góc độ địa chính trị, Nga, giống như Trung Quốc, là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, thành viên của nhiều tổ chức toàn cầu.

Đúng là nền kinh tế Trung Quốc vẫn lớn gấp 10 lần so với Nga và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu rất lớn. Nhưng nếu những người ra quyết định của Trung Quốc từng tin, nền kinh tế Nga là quá lớn để có thể bị trừng phạt, thì năm vừa qua họ đã phải suy nghĩ lại.

Ngoài ra, nếu trước đây, Bắc Kinh có thể đơn giản cho rằng, phương Tây sẽ không bao giờ mạo hiểm với những cú sốc kinh tế nếu buộc phải áp đặt trừng phạt Trung Quốc, nay họ đã hiểu rằng, phương Tây sẽ không chỉ dám áp dụng các biện pháp trừng phạt lớn đối với các nước hạng hai và các nước cận biên, như trước đây.

Bởi Trung Quốc vừa chứng kiến Mỹ và các đồng minh châu Âu sẵn sàng gánh chịu rủi ro quốc gia và toàn cầu đáng kể trong vấn đề Ukraine. Bắc Kinh đã phải ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội của phương Tây đối với Nga. Điều mà trước đây Trung Quốc không tin sẽ xảy ra.

Cụ thể, sau năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rút ra bài học rằng, phương Tây - và đặc biệt là các đồng minh không thích rủi ro của Mỹ, trong đó có nhiều đồng minh ở cả châu Á và châu Âu - sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt tốn kém.

Lần này, bài học đó không được áp dụng. Ngay cả xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, vốn được coi là quá quan trọng trong năm 2014, cũng bị trừng phạt. Phương Tây đã nhanh chóng làm điều mà nhiều người không nghĩ là họ dám làm, đó là từ bỏ dầu khí của Nga.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gần đây đã đưa ra một hệ thống giá trần nhằm giảm doanh thu từ dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ mà Nga, đồng thời đảm bảo rằng, các thị trường năng lượng vẫn được cung cấp đầy đủ.

Những bước đi này đòi hỏi sự hy sinh rất lớn. Dù đến nay, một mùa Đông ấm áp ở châu Âu đã giúp mọi thứ được kiểm soát, nhưng phương Tây đã dám chấp nhận đánh đổi những "chi phí khủng" dưới hình thức lạm phát, hóa đơn năng lượng cao hơn và tình trạng khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Bài học mới đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh ở đây là không thể nhầm lẫn giữa một mối đe dọa lớn đối với trật tự quốc tế và một phản ứng kinh tế tưởng như không thể xảy ra, ngay cả "cái giá phải trả" đi kèm có thể khiến các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt điêu đứng.

Không gì là pháo đài bất khả xâm phạm

Kể từ khi ông Putin gặp khó khăn với các biện pháp trừng phạt trong năm 2014-2015, Nga đã được đặt biệt danh là "Pháo đài Nga" với việc xây dựng dự trữ ngoại tệ lên 631 tỷ USD và phần lớn chuyển dự trữ ra khỏi đồng USD.

Đến năm 2021, Nga đã giảm tỷ lệ nắm giữ USD xuống còn 16% tổng số tiền nắm giữ, với Ngân hàng trung ương Nga mua 90 tỷ USD vàng và mở rộng nắm giữ Nhân dân tệ và các loại tiền không phải USD. Nga cũng đã làm chủ hệ thống thẻ tín dụng quốc gia Mir của riêng mình và một giải pháp thay thế cho hệ thống giao dịch liên ngân hàng SWIFT có trụ sở tại Bỉ.

Dự trữ USD của Nga được chuyển sang các loại tiền tệ có tính thanh khoản cao của Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và châu Âu. Nhưng khi các quốc gia này bắt tay với Mỹ để đóng băng dự trữ của Nga thì ngay lập tức gần một nửa số tài sản nước ngoài của Nga - khoảng 300 tỷ USD - không thể truy cập được. Thậm chí, một phần vàng của Nga nắm giữ cũng bị phong tỏa vì nước này đã "vô tình" cất giữ chúng tại các quốc gia tham gia vào nỗ lực trừng phạt tổng lực.

Các biện pháp phòng thủ khác của Nga cũng bộc lộ một số điểm yếu. Sau 7 năm hoạt động, mạng lưới thẻ tín dụng Mir đã thu hút được một số đối tác ngân hàng cỡ vừa ở châu Á. Nhưng khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo vào tháng 9/2022 rằng các ngân hàng hợp tác với Mir sẽ bị coi là lách luật trừng phạt của phương Tây, thì các ngân hàng ở Kazakhstan, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan đều buộc phải cắt đứt quan hệ với hệ thống thẻ Nga.

Số phận Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS) - giải pháp thay thế có chủ đích của Nga cho SWIFT, cũng không khá hơn, do phạm vi tiếp cận hạn chế, cồng kềnh và kém an toàn hơn SWIFT.

Điểm yếu của Trung Quốc

Trong thế giới kết nối ngày nay, việc chống lại các biện pháp trừng phạt thực sự là không thể. Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công hơn Nga về mặt này, nhưng họ cũng gặp phải một số thực tế lạnh lùng.

Thứ nhất, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc đã giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD từ 79% năm 1995 xuống còn 59% vào năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch mua không hoàn toàn được báo cáo và lượng nắm giữ thực tế không hẳn là con số chính xác.

Thứ hai, các lựa chọn thay thế của Trung Quốc bị hạn chế, bởi ít nhất các nền kinh tế có thể hấp thụ một phần đáng kể dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đều đang tham gia liên minh đứng về phía Mỹ.

Trung Quốc cũng đã triển khai hệ thống thanh toán riêng bằng nội tệ. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) và đã thiết lập các cơ chế trong ngân hàng trung ương của mình để thông quan thương mại song phương với các quốc gia như Nga, tránh sử dụng đồng USD và Euro. Tính đến tháng 3/2022, CIPS có 1.304 tổ chức tham gia, một con số đáng kể, nhưng chỉ bằng 1/10 các tổ chức tham gia SWIFT.

Các bước phòng thủ của Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ hơn so với Nga - sức nặng của kinh tế Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất đối với phần lớn thế giới mang lại cho nước này tầm ảnh hưởng đáng kể trong các cuộc đàm phán song phương. Nhưng sẽ rất khó, thậm chí là không thể, để Trung Quốc thuyết phục các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới giao phó dòng tài chính toàn cầu cho một nền tảng do Trung Quốc điều hành.

Là nền kinh tế khổng lồ, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy hơn bất kỳ quốc gia nào khác để phát triển các giải pháp thay thế cho các nền tảng, giao thức và thể chế phương Tây và họ đang nỗ lực làm điều này từ sau năm 2022. Nhưng Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thực tế kinh tế và địa chính trị không cho phép họ có lập một hệ thống tài chính toàn cầu mới hoặc dàn xếp để Nhân dân tệ thay thế USD và Euro với tư cách là đồng tiền quốc tế thống trị.

Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại

Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại

Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin mạnh mẽ tuyên bố, toàn bộ mục tiêu của Moscow không phải chỉ là thích ứng với ...

Giá cà phê hôm nay 23/2/2023: Giá cà phê bật tăng mạnh, robusta kiểm định mức cản 2.150, lạc quan với kinh tế toàn cầu 2023

Giá cà phê hôm nay 23/2/2023: Giá cà phê bật tăng mạnh, robusta kiểm định mức cản 2.150, lạc quan với kinh tế toàn cầu 2023

Ngày 22/2, các nhà kinh tế của tập đoàn dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu và hạ ...

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền ...

Tủ lạnh, máy giặt của phương Tây 'hỗ trợ' Nga né đòn trừng phạt, Moscow đã có cách tránh bị 'làm phiền'?

Tủ lạnh, máy giặt của phương Tây 'hỗ trợ' Nga né đòn trừng phạt, Moscow đã có cách tránh bị 'làm phiền'?

Người ta bình luận rằng, chính tủ lạnh, máy giặt của phương Tây đã "hỗ trợ" vũ khí cho Nga, tại sao như vậy?

1 năm xung đột Nga-Ukraine: Kinh tế Đức nơi lãi to, chỗ 'bay' 100 tỷ Euro chờ sinh tồn, người dân 'lõm túi'

1 năm xung đột Nga-Ukraine: Kinh tế Đức nơi lãi to, chỗ 'bay' 100 tỷ Euro chờ sinh tồn, người dân 'lõm túi'

Hầu như ai cũng biết rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động đáng kể đến nền kinh tế Đức nói chung và “túi tiền” ...

(theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

XSTG 19/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 19/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 19/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 19/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 19/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 19/5/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 19 ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 19/5/2024: Ma Kết có vận may tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 19/5/2024: Ma Kết có vận may tình cảm

Tử vi hôm nay 19/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSDL 19/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 19/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 19/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 19/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 19/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 19/5/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
Vietlott 19/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 19/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 19/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 19/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 19/5 - Vietlott Mega 6/45 19/5. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 19/5/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMB 19/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 19/5/2024. dự đoán XSMB 19/5/2024

XSMB 19/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 19/5/2024. dự đoán XSMB 19/5/2024

XSMB 19/5 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 19/5/2024. kết quả xổ số ngày 19 tháng 5. xổ số hôm nay 19/5. dự đoán xổ số miền ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/5/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/5/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 19/5. Lịch âm hôm nay 19/5/2024? Âm lịch hôm nay 19/5. Lịch vạn niên 19/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 19/5/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 110.000 - 111.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 18/5/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh phiên cuối tuần, cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm dần

Giá cà phê hôm nay 18/5/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh phiên cuối tuần, cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm dần

Giá cà phê hôm nay 18/5/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh phiên cuối tuần, cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm dần...
Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp: Mở đường cho hợp tác chặt chẽ và năng động hơn

Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp: Mở đường cho hợp tác chặt chẽ và năng động hơn

Trao đổi thương mại Việt Nam-Pháp tăng hơn gấp đôi sau 10 năm với con số 7,6 tỷ Euro được ghi nhận vào năm 2023.
Giá heo hơi hôm nay 18/5: Giá heo hơi vững phong độ, dự báo thời điểm cán mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 18/5: Giá heo hơi vững phong độ, dự báo thời điểm cán mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 18/5 ở phía Nam tăng rải rác 1.000 - 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Kinh tế Mỹ và Trung Quốc khởi sắc, kéo giá dầu đi lên

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Kinh tế Mỹ và Trung Quốc khởi sắc, kéo giá dầu đi lên

Giá xăng dầu hôm nay 18/5, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng khoảng 1% sau các chỉ số khả quan từ kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Việc công nhận quy chế thị trường cho Việt Nam sẽ giúp hai nền kinh tế mở rộng hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư.
Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD

Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD

Giá chung cư giảm, có nên xuống tiền ‘chốt hạ’? TP. Hồ Chí Minh có 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Một số điểm mới về môi giới theo Luật Kinh doanh bất động sản, chung cư Hà Nội tạo mặt bằng giá mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á-Thái Bình Dương Gasparotti chia sẻ về thị trường condotel tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Phú Quốc.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5: USD 'vùng lên', Yen Nhật đã giảm khoảng 9,5%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5: USD 'vùng lên', Yen Nhật đã giảm khoảng 9,5%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5 ghi nhận đồng USD tăng sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, giá nhập khẩu của Mỹ tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5: USD chạm mức thấp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5: USD chạm mức thấp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5 ghi nhận đồng USD sụt giảm so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5 ghi nhận USD quay đầu giảm, Yen vẫn trượt giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5 ghi nhận đồng USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5: USD duy trì ổn định, Euro có tín hiệu vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5: USD duy trì ổn định, Euro có tín hiệu vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5 ghi nhận đồng USD ổn định, Euro đã tăng trở lại từ mức thấp.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động