Tin thế giới 22/3: Nga lớn tiếng về phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine; Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế

Duy Quang
Nga sẽ điều tra phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine, Trung Quốc chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ, xung đột Nga-Ukraine... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 22/3: Nga lớn tiếng về phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine; Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế
Nga tiếp tục lên tiếng về phòng thí nghiệm sinh học của Mỹ ở Ukraine. (Nguồn: CGTN)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga sẽ điều tra các phòng thí nghiệm sinh học của Mỹ ở Ukraine

Các thành viên của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga sẽ phối hợp với Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga điều tra hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học Mỹ ở Ukraine. Thông tin này được ông Grigory Karasin - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Washington đã chi hơn 200 triệu USD cho hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine và đây là một phần trong chương trình sinh học quân sự của Mỹ.

Bên cạnh đó, ngày 22/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng Nga không thể hiểu vì sao Mỹ lại kéo dài việc loại bỏ vũ khí hóa học để rồi vẫn chưa hoàn toàn hủy bỏ chúng.

“Chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh rằng chúng tôi không rõ tại sao Mỹ lại chậm chạp như vậy, cố tình trì hoãn việc phá hủy kho vũ khí hóa học dù họ có mọi nguồn lực sẵn có để làm công việc này: gồm công nghệ, tài chính và bất cứ thứ gì khác”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Ông Ryabkov nhấn mạnh, Nga đã phá hủy hoàn toàn kho dự trữ vũ khí hóa học của mình "dưới sự giám sát nghiêm ngặt của quốc tế hồi năm 2017. Đây là một thực tế không thể phủ nhận". (Sputnik/TASS)

Nga muốn thúc đẩy đàm phán với Ukraine

Ngày 22/3, Điện Kremlin bày tỏ mong muốn cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Ukraine trở nên "tích cực và thực chất hơn", trong bối cảnh hoạt động giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố, Nga không có ý định công khai các yêu cầu chi tiết của mình đối với Ukraine. (Reuters)

Mỹ "đảm bảo" không có vũ khí hóa học và sinh học ở châu Âu

Ngày 21/3, khi họp cùng với các đại diện doanh nghiệp, Tổng thống Mỹ Joe Biden đảm bảo rằng Mỹ không có vũ khí sinh học và hóa học ở châu Âu. Đồng thời, Ukraine cũng không có các cơ sở như vậy.

“Việc các nhà chức trách Nga đổ lỗi cho Mỹ và Ukraine là có lý do, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông ấy (Tổng thống Nga Vladimir Putin) đang cân nhắc sử dụng cả hai loại vũ khí này”, Tổng thống Biden nói thêm. (Reuters)

Mỹ tuyên bố muốn duy trì quan hệ với Nga

Ngày 22/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ và Nga sẽ duy trì hoạt động của các phái bộ ngoại giao ở mỗi nước và sẽ tiếp tục giữ các kênh giảm xung đột.

Ông Price nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng, việc duy trì các kênh liên lạc với Nga là rất quan trọng. Đối thoại cởi mở là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng và xung đột như hiện nay. Chúng tôi đã tìm cách duy trì sự hiện diện của phái bộ ngoại giao ở Moscow và cũng đang tìm cách để Nga có thể duy trì sự hiện diện ngoại giao ở Mỹ”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra rằng, việc thiết lập các kênh giảm xung đột ở cấp độ chiến thuật với Nga là bằng chứng cho thấy Mỹ và Nga sẽ vẫn giữ liên lạc mặc dù có những nỗ lực của Washington nhằm cô lập Moscow trên phạm vi toàn cầu. (RT)

Nga-Ukraine lần đầu trao đổi tù nhân

Ngày 21/3, Đại diện Nhân quyền Nga Tatyana Moskalkova, 9 quân nhân Nga đã được Ukraine thả để đổi lấy tự do cho Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov.

Bà Moskalkova cho biết, đây là vụ trao đổi tù nhân đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. Theo tuyên bố trước đó của phía Ukraine, 9 quân nhân Nga được trao đổi lần này đều còn rất trẻ, đều sinh từ năm 2002 đến 2003 và thuộc diện lính nghĩa vụ của quân đội Nga.

Được biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trao tặng Huân chương cho ông Ivan Fedorov vì lòng dũng cảm. (Reuters)

Tổng thống Ukraine: Mọi thỏa thuận với Nga phải qua trưng cầu dân ý

Trong buổi trả lời truyền thông Ukraine, Anh và Cộng hòa Czech hôm 21/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết định dạng thỏa hiệp trong đàm phán giữa nước này với Nga sẽ được quyết định qua trưng cầu dân ý, nhất là các nội dung liên quan đến bảo đảm an ninh, quy chế với vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở Donbass cũng như vấn đề bán đảo Crimea.

“Tôi đã giải thích với tất cả các nhóm đàm phán: Khi đề cập đến mọi sửa đổi này – những thay đổi có thể là lịch sử, chúng ta cuối cùng vẫn sẽ phải tổ chức trưng cầu dân ý. Người dân sẽ phải lên tiếng và đưa ra câu trả lời về một số định dạng thỏa hiệp nhất định”, ông Zelensky nói.

Tổng thống Ukraine cũng cho biết, Kiev sẵn sàng thảo luận về hiện trạng Crimea và vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở Donbass sau khi Nga và Ukraine đạt được lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, bất kỳ thỏa thuận nào với Nga đều sẽ phải qua trưng cầu dân ý toàn quốc để có được xác nhận của công chúng. (Ukrinform)

Tổng thống Mỹ chu du châu Âu, Ukraine chưa phải là điểm đến thích hợp

Theo đài RT (Nga), trong cuộc họp báo ngày 21/3, khi được hỏi liệu Nhà Trắng có cân nhắc về chuyến thăm của ông Biden đến Ukraine hay không, bà Psaki trả lời: “Chúng tôi chưa cân nhắc khả năng đó”.

Trong tuyên bố trên mạng xã hội Twitter, thư ký báo chí Nhà Trắng cũng khẳng định rằng Tổng thống Biden không có kế hoạch đến Ukraine.

Nhà Trắng đã tiêt lộ lý do đằng sau quyết định không đi vào vùng chiến sự của Tổng thống Biden.

Cụ thể, bà Psaki cho biết đối với bất kỳ vị tổng thống nào, việc đi vào vùng chiến sự không chỉ là cân nhắc về vấn đề an ninh, mà còn đòi hỏi một lượng lớn các nguồn lực trên thực địa. Đây luôn là một yếu tố quan trọng.

“Tổng thống Biden và nhóm an ninh cảm thấy rằng ông có thể có chuyến đi hiệu quả, có tác động nhiều nhất, bằng cách triệu tập các cuộc họp với nhà lãnh đạo NATO, G7, EU tại Brussels để thảo luận về việc duy trì phối hợp quân sự, nhân đạo và kinh tế. Cùng với đó, chuyến thăm đến Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, cũng giúp trao đổi về việc sơ tán và những vấn đề khác mà chúng ta có thể cùng nhau hỗ trợ cho Ukraine”, bà Psaki nói. (Reuters)

NATO triển khai tên lửa ở Slovakia

Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết, các thành phần của hệ thống phòng không Patriot của NATO, do Mỹ sản xuất, bắt đầu đến Slovakia hôm 20/3 và sẽ được triển khai trong những ngày tới.

Đây được coi là một phần trong nỗ lực của NATO nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia thành viên Đông Âu, để đối phó với hoạt động quân sự của Nga đang diễn ra ở Ukraine.

“Hệ thống sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ không quân Sliac. Các khu vực triển khai tiếp theo đang được xem xét ... vì vậy chiếc ô an ninh sẽ bao phủ phần lớn nhất có thể của lãnh thổ Slovakia”, ông Nad viết trong một bài đăng trên Facebook. (Reuters)

Trung Quốc chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ

Ngày 22/3, Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu cho biết, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quan hệ quốc tế.

Nhà ngoại giao này cho biết, cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc do Mỹ nêu ra không tồn tại. Bất kể những hạn chế nào mà Mỹ áp đặt đối với các quan chức Trung Quốc dưới lý do này hay lý do khác, đều vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực cơ bản chi phối quan hệ quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc cực lực phản đối việc này.

Ông Liu lưu ý rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển. (TASS)

Rơi máy bay chở khách Trung Quốc

Ngày 21/3, chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng China Eastern Airlines đã gặp sự cố và rơi tại một vùng núi xa xôi ở miền nam Trung Quốc khi bay từ Côn Minh đến Quảng Châu. Vụ tai nạn này là thảm họa hàng không tồi tệ nhất của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ.

Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ và nhà chức trách chưa công bố thêm thông tin về thương vong. Theo tờ China Youth Daily, các nhà điều tra tại hiện trường đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do địa hình và thời tiết xấu và tới nay cũng chưa xác định được vị trí của hộp đen của máy bay.

Vào tối ngày 21/3, thân nhân của các hành khách đã tập trung ở sân bay Quảng Châu, chờ đợi tin tức về người thân khi nhà chức trách mở cuộc điều tra về vụ tai nạn.

David Soucie, cựu thanh tra an toàn tại Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), cho biết do vụ tai nạn diễn ra với tốc độ nhanh nên rất ít khả năng còn bất kỳ ai trên máy bay sống sót, thậm chí sẽ khó còn lại những dấu vết rõ ràng để nhận dạng. (Reuters)

Nhật Bản triệu tập đại sứ Nga

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo Mikhail Yurievich Galuzin để phản đối việc Moscow tuyên bố dừng đàm phán hiệp ước hòa bình với Tokyo.

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida ngày 22/3 tuyên bố phản đối mạnh mẽ quyết định của Nga, cho rằng bước đi này “không công bằng” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Ông Kishida cho biết quan điểm của Tokyo về việc tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình là không thay đổi và nước này phản đối quyết định của Moscow.

Trước đó, ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo cho biết, Moscow quyết định rút khỏi tiến trình đàm phán hiệp ước hòa bình với Tokyo nhằm phản ứng các biện pháp trừng phạt mà Nhật Bản áp đặt với Nga Nga do cuộc chiến ở Ukraine.

Bên cạnh đó, Nga cũng tạm dừng áp dụng quy chế miễn thị thực cho công dân Nhật Bản tới quần đảo tranh chấp mà Moscow gọi là Nam Kuril, trong khi Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, đồng thời rút khỏi đối thoại với Nhật Bản nhằm thiết lập các hoạt động kinh tế chung ở Nam Kuril. (Reuters)

Giờ Trái đất 2022 sẽ tắt đèn vào ngày nào, giờ nào?

Giờ Trái đất 2022 sẽ tắt đèn vào ngày nào, giờ nào?

Bộ Công Thương cho biết, sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 sẽ diễn ra ...

Tin thế giới 21/3: Nga phát cảnh báo mạnh mẽ; Bắc Kinh bắn tín hiệu tới Ấn Độ; rơi máy bay kinh hoàng ở Trung Quốc

Tin thế giới 21/3: Nga phát cảnh báo mạnh mẽ; Bắc Kinh bắn tín hiệu tới Ấn Độ; rơi máy bay kinh hoàng ở Trung Quốc

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ, vụ rơi máy bay Trung Quốc chở 132 hành khách, quan hệ Israel-Palestine... là một ...

Đọc thêm

Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM

Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM

Ngày 19/5, Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với nhựa POM nhằm đáp trả lại các cuộc điều tra của EU gần ...
Người mẫu nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời vì đột quỵ

Người mẫu nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời vì đột quỵ

Diễn viên - MC Đức Tiến ra đi sau cơn đột quỵ, hưởng dương 44 tuổi, hôm 18/5.
Tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, Iran tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng

Tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, Iran tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng

Iran đang tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng phục vụ xuất khẩu thêm 50% để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí ...
HLV Pep Guardiola nói gì trước thềm 'trận đấu sinh tử'?

HLV Pep Guardiola nói gì trước thềm 'trận đấu sinh tử'?

Ngay trước trận gặp West Ham ở vòng hạ màn giải Ngoại hạng Anh, HLV Pep Guardiola đã lên tiếng về tương lai.
Lịch cúp điện Kiên Giang hôm nay ngày 20/5/2024

Lịch cúp điện Kiên Giang hôm nay ngày 20/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Kiên Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/5/2024.
Mỹ cần tiên phong hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu

Mỹ cần tiên phong hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu

Hành động với tình trạng di cư do khí hậu sẽ củng cố vai trò của Mỹ là nhà lãnh đạo nhân đạo toàn cầu, nước có nhiều người tị ...
Tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, Iran tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng

Tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, Iran tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng

Iran đang tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng phục vụ xuất khẩu thêm 50% để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí lớn.
Xung đột Israel-Hamas: Đối mặt áp lực tứ bề, Thủ tướng Netanyahu nhận thêm thách thức mới từ ‘đối thủ đáng gờm’ trong nội các

Xung đột Israel-Hamas: Đối mặt áp lực tứ bề, Thủ tướng Netanyahu nhận thêm thách thức mới từ ‘đối thủ đáng gờm’ trong nội các

Ngày 18/5, quân đội và xe tăng Israel tiếp tục tấn công các khu vực phía Bắc Gaza, khiến hàng chục người Palestine thương vong.
Mỹ, Saudi Arabia tìm cách hoàn tất thỏa thuận bảo đảm an ninh và hỗ trợ hạt nhân dân sự cho Riyadh

Mỹ, Saudi Arabia tìm cách hoàn tất thỏa thuận bảo đảm an ninh và hỗ trợ hạt nhân dân sự cho Riyadh

Thái tử nước Saudi Arabia đã gặp Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng để thảo luận về cuộc xung đột ở Gaza và tìm cách hoàn tất thỏa thuận song phương.
Điện Kremlin chuẩn bị cho chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Putin, Moscow nói về 'tính quyết định' của quan hệ Nga-Trung

Điện Kremlin chuẩn bị cho chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Putin, Moscow nói về 'tính quyết định' của quan hệ Nga-Trung

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận các công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên đang được triển khai.
Mỹ-Iran trao đổi gián tiếp, Israel tiếp tục tấn công trại tị nạn ở Jabalia, Cairo quyết tâm kiện Tel Aviv, ai thông suốt dòng viện trợ ở Gaza?

Mỹ-Iran trao đổi gián tiếp, Israel tiếp tục tấn công trại tị nạn ở Jabalia, Cairo quyết tâm kiện Tel Aviv, ai thông suốt dòng viện trợ ở Gaza?

Mỹ-Iran trao đổi gián tiếp, Ai Cập không rút ý định kiện Israel tội diệt chủng, CH Cyprus bảo đảm nguồn viện trợ đến tay người Palestine sớm nhất.
Phía sau ‘ứng cử viên lý tưởng’ của vị trí Tổng thư ký Hội đồng châu Âu là gì?

Phía sau ‘ứng cử viên lý tưởng’ của vị trí Tổng thư ký Hội đồng châu Âu là gì?

Ngoại trưởng Thụy Sỹ ngày 18/5 cho rằng ông Alain Berset là 'ứng cử viên lý tưởng' cho vị trí Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu.
Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Việc Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an ủng hộ Palestine trở thành thành viên LHQ mang lại tia hy vọng mới cho Palestine...
Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc ngay sau khi tái cử phản ánh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa hai cường quốc này.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Báo chí Argentina: Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Báo chí Argentina: Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người.
6 lý do đặc biệt 'dẫn lối' Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

6 lý do đặc biệt 'dẫn lối' Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được đánh giá là rất quan trọng và có nhiều lý do đặc biệt vào thời điểm này.
Kỳ vọng và trọng trách trên vai tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Kỳ vọng và trọng trách trên vai tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Các nhà bình luận cho rằng, tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov sẽ gia tăng sức mạnh kinh tế cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này.
Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore

Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore

Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong sẽ đối mặt với những thuận lợi và thách thức gì khi tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long?
Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Tờ The Straits Times đăng tải những chia sẻ của Phó Thủ tướng Lawrence Wong trước thềm lễ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5.
Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Ba nhà lãnh đạo Singapore đã trao đổi thư về việc chuyển giao quyền lực của Thủ tướng Lý Hiển Long cho người kế nhiệm Lawrence Wong.
Phiên bản di động