Nepal: 'Gánh nặng' chính trị, đối ngoại chật vật và tín hiệu phục hồi kinh tế

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên EastAsia Forum ngày 28/1, ông Sujeev Shakya* đánh giá, đối với Nepal, năm 2021 là một năm biến động chính trị và tiếp tục bị mất kết nối với toàn cầu, nhưng cũng là một năm phục hồi kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đối với Nepal, năm 2021 là một năm biến động chính trị và tiếp tục bị mất kết nối với toàn cầu, nhưng đây cũng là một năm phục hồi kinh tế.
Nepal trải qua một năm nặng gánh về trên chính trường lẫn đối ngoại song lại khởi sắc về phục hồi kinh tế hậu dịch Covid-19. (Nguồn: ANI)

Thảm họa Covid-19 "dội" vào Nepal quãng tháng 5/2021 khi nước này quay cuồng trong tình trạng thiếu oxy và vật tư y tế, những hàng dài chờ đợi ở trung tâm hỏa táng và hàng nghìn người đã tử vong.

Tính đến giữa tháng 12/2021, Nepal ghi nhận gần 12.000 trường hợp tử vong vì Covid-19, nhiều hơn số người tử vong do trận động đất độ lớn 7,8 hồi năm 2015.

Chính trường sóng gió

Vào đầu năm 2021, câu hỏi đặt ra là liệu Thủ tướng tạm quyền Khadga Prasad Sharma Oli - người vừa mới nhậm chức sau khi Quốc hội bị giải tán vào tháng 12/2020 - có cầm quyền lâu dài hay không.

Tháng 2/2021, Tòa án Tối cao Nepal đã lật lại quyết định từng giúp ông Oli trở thành Thủ tướng. Ba tháng sau, Tổng thống Bidya Devi Bhandari một lần nữa ra lệnh giải thể Quốc hội.

Các nghị sĩ phản đối động thái này đã đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao và cơ quan này đã lật lại quyết định của Tổng thống Bhandari và bổ nhiệm chính trị gia kỳ cựu của đảng Quốc đại Sher Bahadur Deuba làm Thủ tướng.

Quốc hội Nepal hầu như không hoạt động trong cả năm 2021.

Ông Deuba - người từng 4 lần đảm nhiệm vị trí Thủ tướng - đứng đầu một liên minh mỏng manh bao gồm những người chống lại ông Oli, trong đó có các cựu Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal và Madhav Kumar Nepal.

Tân Thủ tướng mất 3 tháng để mở rộng nội các vốn chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động khi mùa lễ hội Dasain và Tihar hàng năm bắt đầu.

Trước thềm các cuộc đại hội đảng vào cuối năm 2022, trọng tâm của chính phủ Nepal lúc này là lựa chọn ban lãnh đạo mới trong bối cảnh nội bộ xảy ra tranh cãi, các hoạt động vận động hành lang và các cuộc bầu cử sắp diễn ra.

Đối ngoại trục trặc

Trong năm 2021, mối quan hệ giữa Nepal với Ấn Độ vẫn tiếp tục xấu đi do những tranh chấp về lãnh thổ.

Những thách thức trong thương mại và vấn đề quá cảnh tiếp tục thu hút sự chú ý, và thương mại của Nepal với Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cùng những thiên tai khác như lũ lụt và lở đất.

Lần đầu tiên kể từ năm 1960, có vẻ như Nepal bắt đầu xuất hiện tranh chấp biên giới với cả Trung Quốc. Điều này có lẽ đã góp phần dẫn đến việc các khoản đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến vành đai và con đường (BRI) không đạt được nhiều tiến triển trong năm ngoái.

Cửa khẩu Rasuwagadhi ở khu vực biên giới Nepal-Trung Quốc.
Cửa khẩu Rasuwagadhi của Nepal giáp biên giới với Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Nepal cũng không mấy khả quan. Tranh cãi công khai về khoản tài trợ 500 triệu USD của Tập đoàn Thử thách thiên niên kỷ của Mỹ đã bùng lên khi nhiều người phản đối với lý do việc chấp nhận khoản tài trợ sẽ "bán rẻ" an ninh của Nepal cho Mỹ.

Việc thiếu ý chí chính trị để thực hiện một thỏa thuận được ký kết giữa hai nước vào năm 2017 đã cho thấy rõ những khó khăn của Washington khi làm việc với Kathmandu.

Mối quan hệ của Nepal với các quốc gia khác chỉ giới hạn trong những hoạt động mừng các ngày lễ quốc gia khi Nepal triệu hồi các đại sứ được bổ nhiệm.

Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhân dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nepal đã được tiếp tế nhiều thuốc men, thiết bị y tế, oxy và vaccine khi làn sóng dịch Covid-19 thứ hai xảy ra ở Nepal hồi tháng 5/2021.

Kinh tế khởi sắc

Đáng chú ý là nền kinh tế Nepal đã vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều nền kinh tế khác.

Ngoại trừ doanh thu từ khách du lịch quốc tế, doanh thu từ tất cả các hoạt động kinh tế khác hầu như không bị suy giảm. Kiều hối đổ về Nepal từ các kênh chính thức và không chính thức đều tăng. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được cải thiện so với năm 2020, tính đến tháng 11/2021, tiền gửi và tín dụng tăng từ 38 tỷ USD lên 46 tỷ USD.

Sàn giao dịch chứng khoán của Nepal ghi nhận khối lượng và giá kỷ lục với tổng vốn hóa thị trường tăng từ 24 tỷ USD hồi tháng 10/2020 lên 30 tỷ USD vào tháng 11/2021, với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt đỉnh 150 triệu USD Mỹ.

Nhập khẩu và tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi khi chi tiêu cho các lễ hội, hoạt động xã hội và tôn giáo tăng lên. Giá đất tăng vọt và các hoạt động xây dựng quay trở lại mức trước đại dịch.

Số lượng người đi du học hay đi lao động ở nước ngoài cũng bắt đầu phục hồi khi hoạt động đi lại của người dân được nối lại vào nửa cuối năm 2021.

Trong năm 2021, các hoạt động xây dựng quay trở lại mức trước đại dịch. (Nguồn: STLRP)
Trong năm 2021, các hoạt động xây dựng quay trở lại mức trước đại dịch. Trong ảnh: Khởi công chương trình xây dựng đường mòn từ Muhanpokhari tới Nagarkot khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ việc làm ngắn hạn, ngày 19/9/2021. (Nguồn: STLRP)

Năm 2022 sẽ là năm bầu cử và các hoạt động bầu cử đã khởi động trong các đại hội đảng. Đây sẽ là một năm chứng kiến nhiều doanh nhân tham gia chính trường hơn và nhiều chính trị gia phát triển các liên minh trong khu vực tư nhân hơn.

Về nền kinh tế, Kathmandu cần tăng chi tiêu để quản lý tình trạng suy giảm thanh khoản tạm thời.

Liệu chính phủ Nepal có thể thực hiện các cải cách để thu hút đầu tư quốc tế hay không hay liệu các nhà hoạch định chính sách có để cho chủ nghĩa bảo hộ gia tăng hay không.

Và tất nhiên, chúng ta sẽ phải chờ xem biến thể Omicron của virus SAR-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 sẽ gây tổn hại như thế nào tới hoạt động kinh tế của Nepal.


Sujeev Shakya là người sáng lập công ty tư vấn Beed Management, Cố vấn cấp cao về Nepal và Bhutan tại BowerGroupAsia và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Nepal; tác giả của cuốn Unleashing Nepal (2009) và Unleashing the Vajra (2019).

Tân Thủ tướng Nepal: Từ bài toán cân bằng Trung-Ấn tới thách thức mang tên Covid-19

Tân Thủ tướng Nepal: Từ bài toán cân bằng Trung-Ấn tới thách thức mang tên Covid-19

Dưới thời Thủ tướng Sher Bahadur Deuba, Nepal sẽ hướng tới cân bằng quan hệ với cả Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời cố ...

Nepal - 'ngôi sao' trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Nepal - 'ngôi sao' trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Nepal hiện là quốc gia đóng góp quân số nhiều thứ 2 trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, sau Bangladesh.

Đọc thêm

Xem trực tiếp trận chung kết bóng chuyền nữ Việt Nam và Kazakhstan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận chung kết bóng chuyền nữ Việt Nam và Kazakhstan trên kênh nào?

18h hôm nay (29/5), đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ bước vào thi đấu chung kết AVC Challenge Cup 2024 để tranh ngôi vô địch châu Á.
CPI tháng 5/2024 tăng 0,05% do giá thịt heo và giá điện sinh hoạt

CPI tháng 5/2024 tăng 0,05% do giá thịt heo và giá điện sinh hoạt

Giá thị heo và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước.
Những nẻo đường gần xa tập 6: Dũng gặp khó khi vào công ty

Những nẻo đường gần xa tập 6: Dũng gặp khó khi vào công ty

Những nẻo đường gần xa tập 6, Yên cho rằng Dũng có mối quan hệ đặc biệt với sếp Vinh nên cậu được ký hợp đồng thử việc.
Khủng hoảng ở Haiti: Giám đốc khu vực của UNICEF ngồi 'ghế nóng' Thủ tướng lâm thời

Khủng hoảng ở Haiti: Giám đốc khu vực của UNICEF ngồi 'ghế nóng' Thủ tướng lâm thời

Tân Thủ tướng lâm thời Haiti có hơn hai thập niên kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển, chủ yếu là trong các tổ chức phi chính phủ ...
Liên quân Mỹ-Anh lại không kích Houthi ở thành phố cảng của Yemen

Liên quân Mỹ-Anh lại không kích Houthi ở thành phố cảng của Yemen

Mỹ-Anh đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Houthi ở Yemen để phản ứng việc phong trào này tấn công tàu thuyền trên Biển Đen.
‘Bỏ túi’ danh sách 4 làng chài đẹp như tranh vẽ ở Bình Định

‘Bỏ túi’ danh sách 4 làng chài đẹp như tranh vẽ ở Bình Định

Đến thăm 4 làng chài, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, hoà mình vào thiên nhiên hoang sơ và khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo ...
Khủng hoảng ở Haiti: Giám đốc khu vực của UNICEF ngồi 'ghế nóng' Thủ tướng lâm thời

Khủng hoảng ở Haiti: Giám đốc khu vực của UNICEF ngồi 'ghế nóng' Thủ tướng lâm thời

Tân Thủ tướng lâm thời Haiti có hơn hai thập niên kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển, chủ yếu là trong các tổ chức phi chính phủ và LHQ.
Liên quân Mỹ-Anh lại không kích Houthi ở thành phố cảng của Yemen

Liên quân Mỹ-Anh lại không kích Houthi ở thành phố cảng của Yemen

Mỹ-Anh đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Houthi ở Yemen để phản ứng việc phong trào này tấn công tàu thuyền trên Biển Đen.
Canada vạch kế hoạch chi tiêu gần 8 tỷ CAD cho quân đội trong 5 năm tới

Canada vạch kế hoạch chi tiêu gần 8 tỷ CAD cho quân đội trong 5 năm tới

Ngày 28/5, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair khẳng định, nước này vẫn cam kết đạt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng trong NATO.
Không rút quân theo EU, Đức sẽ duy trì căn cứ quân sự ở Niger

Không rút quân theo EU, Đức sẽ duy trì căn cứ quân sự ở Niger

Bộ Quốc phòng Đức thông báo, nước này sẽ tiếp tục vận hành trung tâm vận tải hàng không quân sự ở thủ đô Niamey của Niger.
Thủ tướng Alexander De Croo: Quan hệ giữa Mỹ và Bỉ quan trọng hơn bao giờ hết

Thủ tướng Alexander De Croo: Quan hệ giữa Mỹ và Bỉ quan trọng hơn bao giờ hết

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo vào ngày 31/5 tới.
Mỹ-Nhật-Hàn tìm cách thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Mỹ-Nhật-Hàn tìm cách thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cùng người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham dự cuộc đối thoại 3 bên tại Virginia vào ngày 31/5.
Tổng thống Pháp thăm Đức: Tìm kiếm đồng thuận, lấp đầy khoảng trống

Tổng thống Pháp thăm Đức: Tìm kiếm đồng thuận, lấp đầy khoảng trống

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Berlin vào chiều 26/5, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của vị nguyên thủ Pháp tới Đức sau 24 năm.
Sách lược 'tiếp cận nhiều giỏ' của Tổng thống Hàn Quốc

Sách lược 'tiếp cận nhiều giỏ' của Tổng thống Hàn Quốc

Hàn Quốc chủ động thúc đẩy nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vốn đã bị đình trệ từ 2019 cho thấy nỗ lực muốn phá bế tắc trong vấn đề Triều Tiên và nhu ...
Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa?

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa?

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn là kết quả của sự 'hạ nhiệt' trong quan hệ giữa ba nước và là động lực để đẩy nhanh quá trình này.
Ngoại giao chủ động của Bangkok

Ngoại giao chủ động của Bangkok

Chuyến công du kéo dài hơn một tuần, Thủ tướng Srettha Thavisin cho thấy nỗ lực trong triển khai chính sách 'Ngoại giao chủ động' mà ông chủ trương...
Thời khắc khó khăn của Iran

Thời khắc khó khăn của Iran

Vụ tai nạn máy bay khiến Tổng thống Ebrahim Raisi thiệt mạng ngày 19/5 xảy ra trong bối cảnh Iran đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức...
Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Việc Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an ủng hộ Palestine trở thành thành viên LHQ mang lại tia hy vọng mới cho Palestine...
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Phiên bản di động