Đại sứ Vũ Hồng Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide thể hiện 'sự tin cậy cao' với Việt Nam

Vinh Hà
TGVN. Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam khẳng định việc Thủ tướng Suga Yoshihide lựa chọn Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên thể hiện mong muốn chuyển tải thông điệp “bán anh em xa, mua láng giềng gần”...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
dai su vu hong nam chuyen tham cua thu tuong suga yoshihide the hien su tin cay cao voi viet nam
Đại sứ Vũ Hồng Nam chào xã giao Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 15/10 tại thủ đô Tokyo.

Thưa Đại sứ, lý do Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên?

Việc Việt Nam và Indonesia được Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide lựa chọn cho chuyến thăm đầu tiên sẽ là một dấu ấn quan trọng, nhiều cảm xúc trong quan hệ chính trị ngoại giao không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà còn có ý nghĩa quan trọng ở phạm vi rộng lớn hơn.

Với việc chọn hai quốc gia Đông Nam Á, thay vì các cường quốc lớn, liên minh chủ chốt, Thủ tướng Suga mong muốn chuyển tải một thông điệp, như người Việt Nam vẫn thường nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, qua đó khẳng định sự gắn kết chặt chẽ của Nhật Bản với khu vực châu Á-Ấn Độ Dương.

Hoặc nói cách khác, Nhật Bản là một bộ phận không thể tách rời của khu vực đang trở thành động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.

Gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành hai quốc gia gắn bó tin cậy trong khuôn khổ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

Nhân tố Nhật Bản đã đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam cũng như nhân tố Việt Nam đóng góp cho nền kinh tế Nhật Bản đang ngày càng mở rộng. Những thành tựu kinh tế, ngoại giao của đất nước ta đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có vị thế ở khu vực và thế giới.

Đóng góp của Việt Nam cho hòa bình và ổn định ở khu vực ngày càng được khẳng định. Vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm 2020 cũng đã được khẳng định đậm nét, trong khi Việt Nam đang đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển theo đồ thị liên tục đi lên, có thể có lúc chậm lúc nhanh nhưng nhìn tổng thể trong gần 50 năm qua, quan hệ hai nước chưa từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng. (Đại sứ Vũ Hồng Nam)

Như vậy, nhân tố ASEAN cũng rất quan trọng trong chuyến thăm này?

Đông Nam Á, từ lịch sử cận đại đã trở thành vị trí yết hầu quan trọng đối với Nhật Bản, vì đây là con đường huyết mạch cung cấp hơn 40% nguồn năng lượng, nguyên liệu cho Nhật Bản, đồng thời là tuyến đường hàng hải quan trọng mà hơn 42% hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản đi qua.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một thị trường quan trọng của nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới khi cung cấp gần 15% hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản cũng như tiêu thụ trên 15% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản. Từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, các nước ASEAN đã trở thành địa điểm tin cậy thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản.

Theo số liệu của Ban Thư ký ASEAN, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư trực tiếp tại các nước ASEAN đạt 20,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm 12,7% tổng vốn FDI của các nước ASEAN.

Việt Nam và Indonesia là những quốc gia trụ cột của ASEAN, kể cả về tiềm năng kinh tế, dân số, cũng như trách nhiệm đóng góp vào an ninh của khu vực.

Hiện nay, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, điều phối viên của quan hệ ASEAN-Nhật Bản, Việt Nam đang đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ toàn diện ASEAN-Nhật Bản.

Là thành viên CPTPP, trong bối cảnh Nhật Bản đang tìm kiếm việc đa dạng các nguồn cung, thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đã giúp đưa Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Việt Nam đang dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế Nhật Bản.

Với vị trí địa lý nằm trung tâm giữa hai khu vực rộng lớn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cùng với sự lớn mạnh và tinh thần trách nhiệm của tất cả các nước thành viên ASEAN dám gánh vác sứ mệnh đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực, tổ chức ASEAN đã từ lâu luôn đóng vai trò trung tâm của mọi cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

Do vậy, bên cạnh nội dung kinh tế, vấn đề hợp tác của Nhật và các nước ASEAN, trong vấn đề an ninh, an ninh phi truyền thống, ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh được cho là lý do quan trọng của chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga Yoshihide.

dai su vu hong nam chuyen tham cua thu tuong suga yoshihide the hien su tin cay cao voi viet nam
Đại sứ Vũ Hồng Nam chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko, ngày 29/5/2020.

Ông Abe Shinzo từng lựa chọn Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên sau khi được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2 vào tháng 1/2013. Có thể thấy chuyến thăm sắp tới của tân Thủ tướng Suga là một sự tiếp nối trong ưu tiên chính sách đối ngoại của chính phủ mới?

Sau gần một tháng lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide đã thể hiện những định hướng quan trọng cho nhiệm kỳ của mình, qua đó thấy rõ sự liên tục xuyên suốt của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) chuyển giao từ Thủ tướng Abe tới Thủ tướng Suga. Việt Nam sẽ tiếp tục vẫn là đối tác quan trọng, tin cậy của Nhật Bản.

Giai đoạn phát triển kỳ diệu của quan hệ hai nước trong hơn 10 năm qua sẽ tiếp tục được kế thừa và làm sâu sắc hơn nữa. Bản thân sự lựa chọn Việt Nam thể hiện sự tin cậy cao của Thủ tướng Suga đối với Việt Nam.

Việc củng cố quan hệ giữa lãnh đạo hai nước sau chuyển giao lãnh đạo ở Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, làm nền tảng cho các mối quan hệ khác tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.

Những nội dung nổi bật dự kiến được trao đổi trong chuyến thăm?

Trong bối cảnh an ninh khu vực có nhiều thách thức, việc chia sẻ thông tin, thống nhất nhận thức và xác định phương hướng hợp tác vì hòa bình và ổn định ở khu vực cũng sẽ là đề mục quan trọng của các cuộc gặp gỡ tiếp xúc.

Kinh tế, thương mại, đầu tư chắc chắn sẽ chiếm thời gian lớn của các cuộc hội đàm. Sự cam kết của lãnh đạo hai nước sẽ là tín hiệu rất quan trọng cho các nhà đầu tư, doanh nhân đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đầu tư ở Việt Nam.

Giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng đang là điểm sáng trong quan hệ song phương. Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản đã đạt gần 500 nghìn người, đông nhất trong các cộng đồng nước ngoài ở Nhật, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản cũng như góp phần tăng cường hiểu biết, gắn bó tình cảm giữa nhân dân hai nước.

Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ thảo luận kỹ nhằm tiếp tục củng cố sự hợp tác quan trọng này.

Việc mở cửa biên giới trong khi cùng hợp tác chặt chẽ phòng chống dịch Covid-19 để tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước đi lại cũng sẽ là đề mục quan trọng cùng các vấn đề khác trong chương trình nghị sự của chuyến thăm.

Ngoài ra, các vấn đề an ninh, chính trị liên quan trực tiếp đến lợi ích của hai nước cũng có thể được đề cập.

Nhìn lại quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đâu là những thành tựu đáng tự hào, theo Đại sứ?

Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản được thiết lập từ năm 1973, từ trước khi cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn.

Nhìn lại gần nửa thế kỷ cùng đồng hành và phát triển, chúng ta vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước phát triển theo đồ thị liên tục đi lên, có thể có lúc chậm lúc nhanh nhưng nhìn tổng thể trong gần 50 năm qua, quan hệ hai nước chưa từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

dai su vu hong nam chuyen tham cua thu tuong suga yoshihide the hien su tin cay cao voi viet nam
Cầu Nhật Tân - dự án được thực hiện từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản là một biểu tượng của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chúng ta cũng cảm ơn nhân dân và chính phủ Nhật Bản đã đi tiên phong thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trước khi cấm vận được dỡ bỏ. Những dòng viện trợ ODA của Nhật Bản đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam từ rất sớm (từ năm 1992), liên tục tăng và chiếm hơn 1/3 trong tổng số viện trợ chính thức của các nước trên thế giới cho Việt Nam.

Nguồn viện trợ quý báu này đã được chúng ta sử dụng hiệu quả trong những dự án xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn đầu, được phân bổ vào tất cả các lĩnh vực chủ chốt như hạ tầng cơ sở quy mô lớn, điện lực, giao thông, cảng biển, hạ tầng đô thị và nông thôn, phát triển công-nông nghiệp, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Nhiều dự án được thực hiện từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã trở thành biểu tượng cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, như Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Cầu Nhật Tân, Cầu Cần Thơ, Cảng Hải Phòng, Hầm đường bộ Hải Vân, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Nhà máy sản xuất vaccine của POLYVAC, các tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà máy điện trên khắp cả nước.

Việt Nam tự hào là một địa điểm thu hút đầu tư tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Trong 10 năm trở lại đây, FDI của Nhật Bản đã tăng mạnh, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt trên 60,2 tỷ USD.

Thương mại hai nước mang đậm tính bổ trợ và công bằng. Với tổng giá trị nhập khẩu của mỗi bên khoảng 20 tỷ USD ngang bằng nhau, chúng ta đã cùng Nhật Bản xây dựng một hình mẫu bạn hàng bình đẳng, cùng có lợi.

Giao lưu nhân dân trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ trên mọi tầng nấc, mọi phương diện. Lãnh đạo 63 tỉnh, thành của Việt Nam dù ít, nhiều phần lớn đều có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo 47 tỉnh, phủ của Nhật Bản. Gần 500.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trong mối quan hệ tương thân tương ái với người dân Nhật Bản…

Đã từ lâu, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã trở thành những người bạn thân thiết, thông qua những chuyến thăm, gặp gỡ thường xuyên, tin cậy…

Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam cũng cảm nhận được sự gần gũi, thân tình của người dân Việt Nam vốn dĩ mến khách, luôn dành cho họ.

dai su vu hong nam chuyen tham cua thu tuong suga yoshihide the hien su tin cay cao voi viet nam
Đại sứ Vũ Hồng Nam tham dự Lễ hội Việt Nam ở Fukushima, tháng 11/2019.

Vậy còn những điểm nhấn trong quan hệ hai nước thời gian tới?

​Tôi cho rằng những thành tựu nổi bật của quan hệ hai nước gần nửa thế kỷ qua sẽ tiếp tục được vun xới, đơm hoa, kết trái. Trong chiều hướng cấu trúc lại nguồn cung, Việt Nam sẽ là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là những lĩnh vực công nghệ ưu tiên của thế kỷ XXI như công nghệ số, viễn thông, năng lượng tái tạo…

Thương mại sẽ phát triển nhanh hơn nữa bởi xu thế chuyển dịch nguồn cung ứng từ Việt Nam. Chúng ta cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tiếp tục đưa các mặt hàng nông sản chất lượng của Việt Nam xâm nhập mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường Nhật Bản.

Việt Nam sẽ tiếp tục là nguồn cung ứng nhân lực lớn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt khi nền kinh tế Nhật Bản khôi phục nhanh chóng sau đại dịch Covid-19.

Số lượng sinh viên, du học sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học tập sẽ tiếp tục tăng mạnh sau đại dịch. Trao đổi du lịch cũng có nhiều tiềm năng phục hồi nhanh chóng.

Với vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản trên trường quốc tế, Nhật Bản sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ vì một khu vực kinh tế rộng lớn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, mang lại sự ổn định và phồn thịnh cho các nền kinh tế trong đại khu vực rộng lớn này.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide

TGVN. Chiều ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19

TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đối với ...

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Người Việt tại Nhật Bản bình tĩnh và kiên trì trong ứng phó với dịch Covid-19

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Người Việt tại Nhật Bản bình tĩnh và kiên trì trong ứng phó với dịch Covid-19

TGVN. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lây lan nhanh tại Nhật Bản, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng ...

Vinh Hà (thực hiện)

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao quyết tâm chuyển đổi số, đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng AI trong các hoạt động

Bộ Ngoại giao quyết tâm chuyển đổi số, đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng AI trong các hoạt động

Chiều 29/5, toạ đàm với chuyên đề “Ứng dụng AI trong cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và kinh nghiệm cho Bộ Ngoại giao” đã diễn ra tại trụ ...
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam

Chiều 29/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya đến chào xã giao.
Bắc Giang: Điểm đến bền vững của dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Bắc Giang: Điểm đến bền vững của dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Từ một tỉnh nông nghiệp, Bắc Giang đã vươn lên nhóm dẫn đầu thu hút FDI, khẳng định vị trí số 1 về tăng trưởng GRDP.
Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới với dịch vụ trên tàu bay dẫn đầu

Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới với dịch vụ trên tàu bay dẫn đầu

Vietjet được AirlineRatings vinh danh tại hai hạng mục giải thưởng quan trọng.
Singapore luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực, cũng như thế giới

Singapore luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực, cũng như thế giới

Thủ tướng Việt Nam và Singapore bày tỏ vui mừng chứng kiến quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển chưa từng có và toàn diện trên các mặt.
Hình ảnh các cầu thủ Arsenal xả trại sau mùa giải căng thẳng

Hình ảnh các cầu thủ Arsenal xả trại sau mùa giải căng thẳng

Hàng loạt cầu thủ Arsenal đã tranh thủ đi xả hơi sau khi mùa giải 2023/24 khép lại.
Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề đó lại nóng lên...
Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu từ lâu nhưng dấu ấn của nó thì khó có thể xóa hết. Những gì đang diễn ra ở New Caledonia là câu chuyện mới nhất.
Động thái mới, chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Putin và quan hệ Nga-Trung dưới góc nhìn quốc tế

Động thái mới, chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Putin và quan hệ Nga-Trung dưới góc nhìn quốc tế

Giai đoạn mới, bối cảnh mới, tất yếu Nga phải điều chỉnh. Xứ bạch dương có động thái, bước đi đầu tiên nào, để thực hiện mục tiêu quốc gia?
Quan hệ Trung-Hàn: Tạo dựng lòng tin

Quan hệ Trung-Hàn: Tạo dựng lòng tin

Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Cho Tae Yul đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất là làm rõ định hướng tương lai về mối quan hệ Trung-Hàn.
Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán... Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm.
Giáo dục là chìa khóa để bảo vệ các công ty châu Á khỏi gian lận do AI điều khiển

Giáo dục là chìa khóa để bảo vệ các công ty châu Á khỏi gian lận do AI điều khiển

Tác giả Jeff Kuo - đồng sáng lập và CEO của Gogolook, nhà phát triển phần mềm chống gian lận có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) nhận định, lừa đảo dựa trên deepfake ...
Bầu cử tổng thống Iran: Một tháng cho tất cả

Bầu cử tổng thống Iran: Một tháng cho tất cả

Khoảng 20 cái tên đáng tin cậy cho vị trí Tổng thống Iran đã được đề xuất, cuộc tranh cử Tổng thống đang khuấy động chính trường Iran.
Khả năng NATO cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây

Khả năng NATO cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây

Trong phỏng vấn với The Economist ngày 24/5, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng các quy định sử dụng vũ khí phương Tây nên được nới lỏng.
Thượng đỉnh Trung-Nhật Hàn: Bắc Kinh nhấn mạnh những điều 'vững như bàn thạch', Seoul và Tokyo không ngại 'xoáy' vấn đề gai góc

Thượng đỉnh Trung-Nhật Hàn: Bắc Kinh nhấn mạnh những điều 'vững như bàn thạch', Seoul và Tokyo không ngại 'xoáy' vấn đề gai góc

Tại Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn, Bắc Kinh nhấn mạnh sứ mệnh bảo vệ hòa bình tại khu vực của ba nước là không thay đổi và kêu gọi hợp tác.
Châu Á đang già đi và 'phép màu kinh tế' sẽ sớm kết thúc?

Châu Á đang già đi và 'phép màu kinh tế' sẽ sớm kết thúc?

Châu Á cần coi người già là tài sản phải được nuôi dưỡng thông qua quản lý nguồn nhân lực tốt hơn.
Tìm lời giải cho 'bài toán' quản trị AI ở Đông Nam Á một cách công bằng và bền vững

Tìm lời giải cho 'bài toán' quản trị AI ở Đông Nam Á một cách công bằng và bền vững

Thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI), Đông Nam Á cần bảo đảm cho các quốc gia trong khu vực cùng hưởng lợi ích kinh tế từ AI bình đẳng.
Phiên bản di động