Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược

Thảo Đình
Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có còn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ khi Tổng thống Joe Biden đang tăng cường các cam kết và nguồn lực cho châu Âu và Trung Đông?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược
Bộ tứ là ‘bọt biển’ hay ‘bức tường thành’ chống lại Trung Quốc? (Nguồn: AU)

Giáo sư Brahma Chellaney (Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, Ấn Độ) phân tích trên Nikkei Asia rằng câu hỏi này đang là vấn đề của nhóm Bộ tứ (Quad), liên minh chiến lược do Mỹ dẫn đầu gồm có cả Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Các cuộc họp của Bộ tứ đang trở nên thường xuyên hơn, gần đây nhất là cuộc họp các quan chức cấp cao ở Ấn Độ vào đầu tháng 9. Chỉ riêng 4 nhà lãnh đạo của nhóm đã tổ chức 4 cuộc gặp thượng đỉnh kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2021.

Tuy nhiên, nhịp độ liên tục của các cuộc gặp có thể khiến người ta quên đi thực tế là Bộ tứ đang đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm cả việc xác định rõ sứ mệnh chiến lược cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn đang là trung tâm kinh tế và địa chính trị của thế giới.

Bộ tứ được xem như bức tường thành kiềm chế Trung Quốc, nhưng ông Biden đã thuyết phục nhóm đưa ra một chương trình nghị sự rộng mở.

Cam kết vững chắc

Ngoại trưởng Vương Nghị vào năm 2018 từng chế nhạo Bộ tứ là một "ý tưởng giật gân" sẽ tiêu tan "như bọt biển Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương". Nhưng chính các chính sách "cơ bắp" của Trung Quốc đã giúp Bộ tứ tìm được động lực, kể từ khi hồi sinh vào năm 2017.

Các vùng biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành một đấu trường cạnh tranh về tài nguyên và ảnh hưởng địa chính trị, điều này giải thích cho sự chú trọng của Bộ tứ trong lĩnh vực hàng hải.

Những căng thẳng hiện tại ở Đài Loan (Trung Quốc), Biển Đông và Biển Hoa Đông có khả năng dẫn tới các cuộc khủng hoảng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong tương lai. Bộ tứ cũng nhìn thấy mối đe dọa về một trật tự khu vực bá quyền, sẽ gây ra những rủi ro đáng kể cho an ninh quốc tế và thị trường toàn cầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hồi tháng Sáu đã gọi cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là "nguyên tắc tổ chức cốt lõi trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ."

Ông tuyên bố, đó là "mặt trận ưu tiên của chúng tôi trong các hoạt động", "trung tâm của chiến lược lớn của Mỹ".

Đổ nguồn lực vào đâu?

Tin liên quan
Thượng đỉnh Bộ tứ: Trong tính toán chung có nỗi niềm riêng Thượng đỉnh Bộ tứ: Trong tính toán chung có nỗi niềm riêng

Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine và nỗ lực chiến tranh hỗn hợp sau đó do Mỹ dẫn đầu chống lại Moscow đang khiến Mỹ mất tập trung trước những thách thức ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trọng tâm chiến lược mới của Mỹ vào châu Âu và triển khai lực lượng ở đó - cùng với sự trỗi dậy của một NATO mạnh mẽ hơn, vốn coi Nga là đối thủ chính và Trung Quốc chỉ là "thách thức" - khiến Mỹ khó xoay trục thực sự sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trên thực tế, khi Mỹ tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột ủy nhiệm với Nga, bao gồm việc cung cấp vũ khí tấn công và thông tin tình báo chiến trường cho Ukraine, Bộ tứ phải đối mặt với những bất ổn mới.

Ông Biden là tổng thống thứ ba liên tiếp cam kết chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng việc thừa nhận cuộc xung đột Ukraine "có thể kéo dài" cho thấy ông cũng có thể thất bại như hai người tiền nhiệm Donald Trump và Barack Obama.

Trong khi đó, căng thẳng với Moscow đang hạn chế ông Biden đưa ra đường lối cứng rắn với Bắc Kinh, vì e rằng điều đó sẽ giúp củng cố trục Trung Quốc-Nga đang hình thành.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn gấp 10 lần Nga, đủ khả năng khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow giảm tác dụng, cũng như cứu trợ nền kinh tế Nga. Điều này biểu hiện qua cách tiếp cận mềm mỏng với Bắc Kinh mà ông Biden theo đuổi, kể từ khi lên nắm quyền.

Trong bối cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi chương trình hành động của Bộ tứ đã bắt đầu chùng xuống.

Chương trình nghị sự tham vọng

Trên thực tế, ông Biden đã điều hành Bộ tứ bằng một chương trình nghị sự ngày càng toàn cầu. Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được công bố vào tháng Hai, đã xác nhận sự chuyển hướng của Bộ tứ đối với các thách thức phổ quát, từ an ninh y tế toàn cầu và biến đổi khí hậu sang an ninh mạng, chuỗi cung ứng linh hoạt và vận chuyển xanh.

Đưa ra 6 nhóm công việc về biến đổi khí hậu, vaccine Covid-19, các công nghệ quan trọng và mới nổi, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng và không gian, Bộ tứ gánh một chương trình nghị sự toàn cầu quá tham vọng, làm giảm khả năng tạo ra kết quả.

Trước mắt, Bộ tứ nhiều nguy cơ không hoàn thành mục tiêu cung cấp 1 tỷ liều vaccine Covid-19 do Ấn Độ sản xuất cho các nước đang phát triển vào cuối năm như đã hứa.

Việc Mỹ tiếp tục đổ phần lớn viện trợ kinh tế và quân sự vào châu Âu và Trung Đông đồng nghĩa với việc Trung Quốc âm thầm làm lu mờ hình ảnh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thật nghịch lý khi Bộ tứ đang trở nên gần gũi hơn thông qua các gặp gỡ thường xuyên hơn, nhưng nhóm có nguy cơ đánh mất tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của mình.

Chuyên gia Brahma Chellaney cho rằng trừ khi các quốc gia xác định rõ định hướng và ý nghĩa chiến lược, Bộ tứ có thể trở thành một công cụ đòn bẩy đơn thuần của Mỹ với Trung Quốc.

'Mượn' sân khấu Liên hợp quốc, bộ tứ I2U2 nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên

'Mượn' sân khấu Liên hợp quốc, bộ tứ I2U2 nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên

Các nước bộ tứ I2U2 bày tỏ cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế của nhóm.

Ấn Độ: Đăng cai SOM Bộ tứ lần đầu tiên, chuẩn bị đối thoại 2+2 với Nhật Bản

Ấn Độ: Đăng cai SOM Bộ tứ lần đầu tiên, chuẩn bị đối thoại 2+2 với Nhật Bản

Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) nhóm Bộ tứ (Quad) sẽ diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 5-6/9, trước thềm ...

Ngoại trưởng ba nước trong Bộ tứ chia sẻ ‘quan ngại nghiêm trọng’ về diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc

Ngoại trưởng ba nước trong Bộ tứ chia sẻ ‘quan ngại nghiêm trọng’ về diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc

Ngoại trưởng Nhật Bản, Mỹ và Australia ngày 4/8 chia sẻ 'quan ngại nghiêm trọng' về 'một loạt hoạt động quân sự của Trung Quốc'.

Không loại trừ khả năng Bộ tứ trở thành Bộ ngũ

Không loại trừ khả năng Bộ tứ trở thành Bộ ngũ

Sự tham gia của Hàn Quốc sẽ khiến Bộ tứ (Quad) đổi tên thành Bộ ngũ?

IPEF giúp Mỹ tìm lại 'ánh hào quang đã mất'?

IPEF giúp Mỹ tìm lại 'ánh hào quang đã mất'?

Theo Eurasia Review, 12 quốc gia, trong đó 7 quốc gia Đông Nam Á, tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ...

Đọc thêm

Bắc Ninh thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

Bắc Ninh thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay, phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế ...
XSMB 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 18/5/2024. dự đoán XSMB 18/5/2024

XSMB 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 18/5/2024. dự đoán XSMB 18/5/2024

XSMB 18/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 18/5/2024. xổ số hôm nay 18/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 18/5. dự ...
XSMT 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024. SXMT 18/5/2024

XSMT 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024. SXMT 18/5/2024

XSMT 18/5 - xổ số hôm nay 18/5. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 18/5/2024. Kết quả xổ số ngày 18 tháng 5. xổ số miền Trung thứ ...
XSMN 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 18/5/2024. xổ số hôm nay 18/5

XSMN 18/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 18/5/2024. xổ số hôm nay 18/5

XSMN 18/5 - xổ số hôm nay 18/5. SXMN 18/5. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 18/5/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 18 ...
Việt Nam không chỉ là nơi để làm việc mà còn là nơi để gắn bó lâu dài của doanh nghiệp Hàn Quốc

Việt Nam không chỉ là nơi để làm việc mà còn là nơi để gắn bó lâu dài của doanh nghiệp Hàn Quốc

Gặp gỡ Hàn Quốc 2024 là một sân chơi đặc sắc trong thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc...
Lào khai quật bức tượng Phật bí ẩn cao 2m

Lào khai quật bức tượng Phật bí ẩn cao 2m

Lào phát hiện một pho tượng Phật cao 2m trong khi khai quật tại vùng cát gần sông Mekong, đoạn chạy qua tỉnh Bokeo, miền Bắc nước này.
Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa

Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa

Lực lượng Nga đã tiến 10 km vào khu vực Kharkov, nhưng tình hình ở thành phố lớn thứ 2 Ukraine đã ổn định kể từ ngày 17/5.
Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo

Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo

Triều Tiên bác bỏ cáo buộc chuyển giao vũ khí cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Iran đáp trả cáo buộc của Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Houthi, nhắc nhở Israel đừng gây bất kỳ 'đe dọa' nào

Iran đáp trả cáo buộc của Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Houthi, nhắc nhở Israel đừng gây bất kỳ 'đe dọa' nào

Iran cho rằng, cáo buộc của Mỹ về việc nước cộng hòa Hồi giáo chuyển vũ khí cho Houthi là 'những tuyên bố vô căn cứ'.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, gửi cảnh báo về 'hậu quả thảm khốc' nếu Mỹ-Hàn Quốc làm điều này

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, gửi cảnh báo về 'hậu quả thảm khốc' nếu Mỹ-Hàn Quốc làm điều này

Triều Tiên đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận trên, đồng thời cảnh báo Hàn Quốc và Mỹ có thể đối mặt với “hậu quả thảm khốc”
Cuba: Mỹ nên làm điều đúng đắn, đưa Havana ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Cuba: Mỹ nên làm điều đúng đắn, đưa Havana ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Cuba khẳng định, việc Mỹ đưa Havana vào danh sách nêu trên là hành động bất công.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel đổ thêm quân vào Rafah, Liên đoàn Arab kêu gọi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình

Xung đột ở Dải Gaza: Israel đổ thêm quân vào Rafah, Liên đoàn Arab kêu gọi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình

Israel tuyên bố sẽ điều thêm quân đến Rafah trong bối cảnh nước này tăng cường các hoạt động quân sự ở thành phố phía Nam Dải Gaza.
Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc ngay sau khi tái cử phản ánh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa hai cường quốc này.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động